ĐÀO TẠO ĐIỀU DƯỠNG VIÊN QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM?

 

Đào tạo điều dưỡng viên quốc tế tại Việt Nam

Đào tạo điều dưỡng viên quốc tế tại Việt Nam

Triển vọng tương lai?

Nhu cầu điều dưỡng viên (ĐDV) đang gia tăng, không những tại Việt Nam mà còn ở các nước phát triển trên thế giới như Đức, Nhật, Canada, Đài loan, Pháp… Hiện nay ở Hoa Kỳ cần 126.000 ĐDV và con số ước tính sẽ lên đến 800.000 trong vòng 15 năm tới (nguồn: Phòng Lao động Hoa Kỳ, 2007), ở Anh, Úc, Canada và các nước phát triển khác, sự thiếu hụt ĐDV cũng là mối quan tâm hàng đầu… Nhiều nước đã nới lỏng luật di trú và tạo điều kiện thuận lợi để thu hút các ĐDV có kinh nghiệm từ các nơi trên thế giới, miễn là đáp ứng được các tiêu chí của họ.

Thu nhập ĐDV quốc tế?

Nâng cao chất lượng đào tạo ĐDV góp phần chăm sóc người bệnh tích cực vừa bảo vệ sức khỏe nhân dân mà còn có thể xuất khẩu lao động ĐDV làm việc ở các nước phát triển giống như Đức, Nhật, Canada, Đài loan, Pháp, Mỹ…Tăng thu nhập không những cho chính ĐDV mà còn giúp tăng trưởng nền kinh tế nước nhà. Thu nhập trung bình hàng năm của ĐDV quốc tế (ĐDVQT) ở Hoa Kỳ là 120.000+USD và ở Anh là 40.000+£, ở Đức và ở Nhật bản từ 50 – 55 triệu đồng/ tháng tùy theo trình độ đào tạo và chất lượng chuyên nghiệp.

Kết hợp kinh tế và du lịch?

Hơn 8.000 bác sĩ Philippines chuyển sang nghề ĐD để đến Hoa Kỳ làm việc với thu nhập cao hơn (nguồn: Sở nhân lực Philippines). Ở nước ta, nhiều người hiểu nhầm ĐDV là “y tá”, hai nghề nầy chỉ hai ngành khác nhau, ở Hoa Kỳ có đào tạo “phụ tá y sĩ” (physician assistant, P.A.) học 2 năm (phải tốt nghiệp đại học ngành toán hoặc sinh) làm việc dưới sự giám sát của y sĩ có đăng ký hành nghề; “y sĩ” được hiểu ở đây là “tiến sĩ y khoa, MD”; theo luật hành nghề của Hiệp hội Y sĩ Hoa Kỳ).

Điều dưỡng (ĐD) [nursing] là gì?

Là chuyên ngành về chẩn đoán và điều trị các đáp ứng của con người tới các vấn đề sức khỏe thực sự hoặc tiềm tàng. ( ANA,1980.9 )

Điều dưỡng viên (ĐDV) [nurse] là ai?

Là những người, bao gồm cả nam và nữ, có nền tảng khoa học về điều dưỡng, đáp ứng các tiêu chuẩn được kê toa tùy theo sự hoàn thiện về giáo dục và lâm sàng. (Dorland’s Dictionary, 31th edition, 2007)

BẢNG SO SÁNH HỌC THUẬT VÀ TÊN GỌI NGHỀ NGHIỆP

Thời gian đào tạo

Học thuật /(tên nghề nghiệp)

Việt Nam

Châu Âu/Anh

Bắc Mỹ

Từ tá viên đến cử nhân (Nursing Assistant – Bachelor of Science in Nursing/BSN)

1 năm

ĐD sơ cấp/(ĐDSC) Nursing Assistant Certificate/ Enrolled Nurse(Tá viên ĐD) Nursing Assistant Certificate.- Licensed Practical Nurse/ LPN.- Licensed Vocational Nurse/ LVN.(Tá viên ĐD)

2 năm

ĐD trung cấp/(ĐDTC) Practical Nursing Diploma/ AD Associate of Science in Nursing/ ASN/ AS.- Registered Nurse/ RN. (Cao đẳng ĐD)

3 năm

Cao đẳng ĐD/(ĐDCĐ) Bachelor of Nursing/ BN (CNĐD )/RN

P

4 năm

Cử nhân KHĐD/(Điều dưỡng) BN with honour/ BSN (CN KHĐD)- Specialist Practitioner/NP(Chuyên viên ĐD) BSN. (CN KHĐD)- Nurse Practitioner/ NP.(Chuyên viên ĐD)
Thạc sĩ Khoa học Điều dưỡng (Master of Science in Nursing/ MSN)

2 năm

Thạc sĩ KHĐD/(ĐD chính) MSN- NP/ Specialist (cộng đồng và lâm sàng) MSN- NP (cộng đồng)- Clinical Nurse Spesialist (lâm sàng)
Tiến sĩ KH Điều dưỡng (Doctor of Science/ Philosophy of Doctor in Nursing/DSN/PhD)

3-4 năm

không

DSN/ PhD- NP/ Specialist- Research (Nghiên cứu) DSN/ PhD/ DrNP (Doctor of Nursing Practice)- NP/ CNS
Sau tiến sĩ KHĐD (Postdoctorate degree in Nursing Science)

1-5 năm

không

Research Research

 

  • Tên gọi chức danh và học vị từ năm 2007 của các nước phát triển Anh, Mỹ giống nhau.
  • Từ năm 2005 các nước phát triển đã mở rộng quyền kê toa hợp pháp cho các ĐDV có bằng cấp từ cử nhân trở lên.
  • ĐDV ở các nước phát triển được đào tạo với các tiêu chuẩn nghiêm ngặt.

 

BẢNG THAM KHẢO CÁC MÔN HỌC SẮP XẾP THEO NHÓM NGÀNH

KHOA HỌC HỆ CỬ NHÂN KHĐD (ĐẠI HỌC JOHNS HOPKINS)

 

Môn học

(Hệ CNĐD 4 năm)

Tín chỉ

(Credits)

Ghi chú

Khoa học Tự nhiên

17-23

Khoa học Nhân văn

9

Khoa học Xã hội

15

Thống kê học

3

Chuyên ngành
Các môn tự chọn

10-16

Ưu tiên giáo dục thể chất
Các môn chuyên ngành

56

Tổng cộng

122

Tiêu chuẩn đào tạo ĐDVQT của các nước phát triển?

  • Chương trình học chuẩn được hội đồng ĐD tiểu bang và quốc gia công nhận.
  • Tăng thêm hoặc bổ sung liên tục các cập nhật lâm sàng và lý thuyết cần thiết cho các môn học kỹ năng.
  • Sắp xếp các môn học theo trình tự một cách khoa học có hệ thống.
  • Bắt buộc học viên phải tự học kết hợp các hướng dẫn lâm sàng và tham khảo thêm tài liệu chuyên môn.
  • Đào tạo theo hệ thống tín chỉ để dễ dàng liên kết học liên tục nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí học tập cho học viên và kinh phí đào tạo. Các hệ đào tạo chính quy (full-time) và tại chức (part-time) có cùng chuẩn và chất lượng đào tạo với số thời gian quy đổi (credit) như nhau.

Tiêu chuẩn tham khảo đào tạo ĐDV Việt Nam hội nhập WTO?

  • Thống nhất tên gọi học vị và nghề nghiệp; tránh nhầm lẫn tên học vị và nghề nghiệp như hiện nay để hiệp hội ĐD quốc tế công nhận.
  • Thẩm định chương trình học thường xuyên; ít nhất 1 học kỳ/ lần. Mạnh dạn đổi mới vì chương trình điều dưỡng của ta không còn phù hợp trong nhiều năm qua.
  • Tuyển sinh đầu vào bắt buộc học viên phải tốt nghiệp lớp 12 ưu tiên ban toán, hoá, sinh và ngoại ngữ … (nhằm đạt chuẩn đầu vào như các nước tiên tiến). Kiểm tra nghiêm nhặt đầu ra để đạt chuẩn quốc tế. Số học viên (HV) phải phù hợp với giáo viên (GV) theo tỷ lệ 10-15:1; vì đây là ngành có liên quan đến tính mệnh người bệnh nên không thể một giáo viên quản lý nhiều học viên. Tùy theo kinh nghiệm, trình độ chuyên môn tỷ lệ HV: GV có thể thay đổi.
  • Đào tạo giáo viên đạt chuẩn có trình độ sau đại học về ĐD lâm sàng, ĐD cộng đồng liên kết với các nước đang hợp tác với Việt Namhoặc đưa đào tạo theo học bổng thạc sĩ, tiến sĩ của thành phố HCM. Có nhiều trường ĐD quốc tế đang muốn hợp tác về lãnh vực nầy. Bổ sung tốt và đủ giáo viên chuyên ngành điều dưỡng có khả năng hướng dẫn cho ĐDV ở mọi cấp độ.
  • Đào tạo ĐDV theo nhu cầu trong nước và nước ngoài với chuẩn quốc tế cần chú trọng ngoại ngữ và tin học. Tổ chức các kỳ thi NCLEX để ĐDV làm quen với mô hình thi lấy bằng hành nghề quốc tế. Tiến đến thành lập các Hội đồng ĐD (khác với hội ĐD) để hỗ trợ giúp đỡ ĐDV thăng tiến trong nghề nghiệp và kiểm soát chất lượng nghiệp vụ của nghề.
  • Các giáo trình cho ĐDV mang tính đặc thù áp dụng quy trình điều dưỡng xuyên suốt nên không thể dùng các tài liệu của y để giảng dạy; các tài liệu đó chỉ có tính tham khảo. Đây là điểm nổi bật để phân biệt ngành y và ngành điều dưỡng. Giáo trình điều dưỡng cần cập nhật thường xuyên (tối thiểu 2 năm một lần).
  • Mời các giáo sư bác sĩ, chuyên viên, chuyên gia các ngành có liên quan trong nước và ngoài nước tham gia biên soạn dựa vào tài liệu giáo khoa ĐD của Mỹ (đạt chuẩn giáo khoa ĐD quốc tế 2007 được nhiều nước áp dụng).

Các nguồn tài trợ?

Chính phủ cần có chính sách để tài trợ cho ngành nầy như các nước Anh (học viên ĐD được miễn phí đào tạo), Mỹ (các cơ sở cử người học phải đài thọ các chi phí, hoặc chính quyền địa phương tài trợ dưới nhiều hình thức khác nhau). Các học viên tốt nghiệp khóa học ĐD ở Anh phải cam đoan công tác ở các khu vực quy định tùy theo sự phân công của Sở Điều dưỡng địa phương… Ở Việt nam cũng sẻ phải tập chung ngân sách cho đào tạo và xuất khẩu nghề Điều dưỡng có tay nghề cao này, vì chiến lược này có thể thay đổi cả cơ cấu xuất khẩu lao động có tay nghề và chuyên môn cao, đêm ngoại tệ về xây dựng đất nước góp phần tăng ngân sách quốc gia.

 

Kết luận

Vai trò của ĐDV đã thay đổi; là thành viên trong ban chăm sóc sức khỏe, tham gia vào các lĩnh vực điều trị và chăm sóc, kết hợp với nghiên cứu để phát triển ngành nghề. Trong tương lai vị thế của ngành ĐD sẽ tương xứng với các quá trình đi lên đầy thách thức và triển vọng./.

Chúng tôi cung cấp và đạo tạo nguồn Điều dưỡng viên Chất lượng Quốc tế tại Việt Nam và cơ hội làm điều dưỡng viên tại nước ngoài: Nhật Châu Âu… Chi tiết xem tại http://tuyensinhdieuduong.net

NGUYỄN VĂN THANH

Chuyên viên Điều dưỡng

TTĐT-BDCBYT Tp.HCM

Nguồn: http://tuyensinhdieuduong.net/chuong-trinh-dao-tao/dao-tao-dieu-duong-vien-quoc-te-tai-viet-nam/

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *